Cửa chống cháy là gì? Tác dụng của cửa chống cháy cho dư án ra sao
Cửa chống cháy là gì? Tác dụng của cửa chống cháy?
Cửa chống cháy là loại cửa được thiết kế để ngăn lửa và khói lan ra khu vực thoát hiểm trong một khoảng thời gian căn cứ theo khả năng chống cháy của cửa.
Như vậy, Bạn có nên trang bị cửa chống cháy cho nhà mình không? Thiết kế của cửa sẽ ra sao? Công dụng của từng chi tiết cửa như thế nào? Làm sao để kiểm tra cửa có chống cháy hiệu quả hay không?… Hãy cùng Phú Quang tìm hiểu tất tần tật những gì Bạn cần biết về cửa chống cháy!
1. CÔNG DỤNG CỦA CỬA CHỐNG CHÁY
Công dụng chính: Để đảm bảo Bạn và gia đình Bạn có đủ thời gian để thoát nạn trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn.
Công dụng thiết kế:
– Chống cháy lan
– Ngăn lửa và khói lan vào khu vực thang bộ thoát hiểm
– Ngăn không cho lửa phát triển (nếu cửa mở sẽ cấp khí oxi hỗ trợ quá trình cháy)
2. CỬA CHỐNG CHÁY CÓ MẤY LOẠI?
Cửa chống cháy được chia làm 2 chủng loại chính: Cửa gỗ chống cháy và Cửa thép chống cháy
CỬA GỖ CHỐNG CHÁY:
Loại cửa này được thiết kế với phần gỗ được làm chất lượng hơn, bên trong được nhét bông thủy tinh (như hình), cánh cửa dày tối thiểu 50mm, khả năng chống cháy tối đa 120 phút, nhưng giá thành khá cao nên Bạn sẽ ít thấy trên thị trường bán lẻ,
CỬA THÉP CHỐNG CHÁY:
Loại cửa này rất thông dụng trên thị trường nhờ giá cả tốt hơn rất nhiều, khả năng chống cháy 180 phút với thời gian test lên đến 240 phút. Bên trong cửa thép chống cháy được nhét bông thủy tinh (cửa ở giữa) như trên cửa gỗ.
3. CẤP CHỐNG CHÁY
Cửa chống cháy được thiết kế với nhiều cấp chống cháy: 30′, 45′, 60′, 70′, 90′, 120′ và tối đa là 180 phút được thử nghiệm bởi UL. Tại Việt Nam, cửa chống cháy có thời gian chống cháy tối đa được yêu cầu bởi cơ quan PCCC là 70 phút, và được lắp đặt ở cửa thoát hiểm, cửa phòng kỹ thuật…
4. THIẾT KẾ CỦA CỬA CHỐNG CHÁY
Cửa chống cháy cơ bản sẽ có một số chi tiết như sau:
1. Khóa chống cháy
2. Bông thủy tinh chống cháy
3. Door seal: ngăn khói, ngăn cháy, được chế tạo từ Inox có gắn kèm gioăng chống cháy
4. Gioăng chống cháy, gioăng ngăn khói
5. Bản lề chống cháy
6. Tay đẩy hơi, còn gọi là: cùi trỏ hơi hoặc tay đẩy thủy lực chống cháy
Trường hợp là cửa thoát hiểm thì khóa chống cháy sẽ được thay bằng thanh đẩy thoát hiểm Panic Bar,
Tất cả các chi tiết này đều phải có thử nghiệm và cấp chứng chỉ sản phẩm chống cháy bởi một tổ chức thứ 3 như BM Trada, Warrington Certifire, UL, Intertek…
5. NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ CỦA PHỤ KIỆN CHỐNG CHÁY
KHÓA CHỐNG CHÁY:
Gồm tay nắm, thân khóa và ruột khóa. Phần thân khóa cần phải được thiết kế chống cháy với các linh kiện chính ( liên kết giữ cho cửa luôn đóng ) được chế tạo bằng chất liệu Inox 304 để chịu được nhiệt độ cao, các chất liệu khác đều không phù hợp.
Đối với thân khóa có chống cháy, phần mặt khóa sẽ được khắc tiêu chuẩn chống cháy. Ví dụ: tiêu chuẩn của Liên Minh Châu Âu sẽ khắc dấu CE, EN12209, EN1634; tiêu chuẩn Mỹ sẽ khắc UL/ CUL kèm Tem UL với mã số chứng chỉ đi kèm.
BẢN LỀ CHỐNG CHÁY:
Bản lề chống cháy là loại bản lề bi có chống cháy, trường hợp sử dụng bản lề thường phải được test với tuổi thọ ít nhất 300,000 lần đóng mở ( theo BHMA ). Bề mặt được khắc tiêu chuẩn chống cháy như: CE, EN12209, EN1634 hoặc UL/CUL, ANSI…
Bản lề bi được thiết kế có bi trượt khi bản lề vận hành, điều này đảm bảo bản lề không bị mòn tại 1 vị trí nhất định gây xệ cửa, khiến cho cửa không còn kín khít,
Vít bắt được cấp theo bản lề là vít bắt chuẩn nhất với chất liệu Inox 304, tuyệt đối không sử dụng vít bắt không đúng quy cách để bắt bản lề chống cháy.
TAY ĐẨY HƠI/ CÙI TRỎ HƠI CHỐNG CHÁY:
Tay đẩy hơi chống cháy thiết kế phần thân, xy lanh, tay đẩy đều được đúc nguyên khối. Ngoài ra, tất cả các chi tiết này đều được tôi nhiệt lại để gia tăng độ cứng và độ ổn định của sản phẩm, trong khi những sản phẩm thông thường sẽ không có. Đây cũng là lý do tay đẩy hơi chống cháy có giá thành cao hơn nhưng tuổi thọ sản phẩm thì vượt trội hơn rất nhiều.
Tay đẩy hơi đạt tiêu chuẩn chống cháy sẽ được dán dấu CE hoặc UL/CUL trên thân và tay đẩy. Đối với UL, tem UL sẽ thể hiện thêm mã số chứng chỉ để người dùng có thể kiểm tra thông qua UL Product IQ.
6. CÁCH NGHIỆM THU CỬA CHỐNG CHÁY
Tất cả cửa chống cháy đều phải lắp đặt theo tiêu chuẩn lắp đặt cửa chống cháy:
1. Cửa sau khi lắp phải kín khít ở tất cả các mặt,
2. Tay đẩy của tay đẩy hơi khi lắp phải vuông góc với cửa để đảm bảo lực đóng tốt hơn. Ngoại trừ cửa chính căn hộ, tất cả các cửa khác đều không được dừng ở bất kỳ vị trí nào khác,
3. Bản lề phải sử dụng bản lề bi có chống cháy, 4 chiếc trên 1 cánh cửa, nếu sử dụng bản lề không bi thì phải có số lần test trên 300,000 lần đóng mở,
4. Khóa phải sử dụng thân khóa chống cháy với thời gian chống cháy tương ứng với thiết kế,
5. Kính phải là kính chống cháy với thời gian chống cháy tương ứng với thiết kế.
7. TRANG BỊ CỬA CHỐNG CHÁY NHƯ THẾ NÀO CHO NHÀ TƯ
Nếu Bạn muốn trang bị cửa chống cháy cho tổ ấm của mình, nhưng nhà Bạn lại không có cửa thoát hiểm, cửa hành lang, cửa phòng kỹ thuật… Vậy Bạn sẽ trang bị ở đâu?
Hãy trang bị ở những nơi có nguy cơ cháy cao như: nhà bếp, kho chứa hàng. Cửa chống cháy sẽ giúp Bạn ngăn đám cháy cháy lan đến các khu vực khác một cách hiệu quả, và quan trọng nhất là bảo vệ được cả tính mạng lẫn tài sản của gia đình Bạn.
Nếu Bạn muốn hạn chế tối đa hoặc không xảy ra rủi ro nào, hãy trang bị thêm bình chữa cháy tại những khu vực này, và hãy đảm bảo bạn biết cách sử dụng bình chữa cháy một cách đúng đắn. Và nếu Bạn chưa biết, hãy cùng Phú Quang tìm hiểu Cách chọn và cách sử dụng bình chữa cháy, cách thoát nạn khi xảy ra cháy.